Lãnh thổ Hậu_Triệu

Sau khi diệt được Tiền Triệu, Hậu Triệu làm chủ hầu hết phương bắc. Khi đó ngoài họ Mộ Dung ở Liêu Đông, Tiền Lương của họ Trương và nước Cửu Trì của họ Dương ở cực tây, tất cả đất đai trung nguyên đã nằm trong quyền kiểm soát của Hậu Triệu.

Đất đai của Hậu Triệu nam tới Hoài Hà, Hán Thủy, đông giáp tới biển, bắc đến Tuy Viễn. Trong các nước Ngũ Hồ. nhà nước Hậu Triệu về lãnh thổ đứng thứ hai, chỉ sau nước Tiền Tần đã từng thống nhất miền Bắc Trung Quốc dưới thời Phù Kiên (337-385).

Khi Thạch Lặc thành lập nhà Hậu Triệu thì kinh đô đặt tại Tương Quốc[8] (襄國, ngày nay là Tân Thái, Hà Bắc), nhưng năm 335 Thạch Hổ đã chuyển kinh đô về Nghiệp Thành (鄴城, ngày nay là Hàm Đan, Hà Bắc), và đây là kinh đô trong toàn bộ phần còn lại trong lịch sử nhà nước này (ngoại trừ ý đồ của Thạch Chi nhằm khôi phục kinh đô tại Tương Quốc).